Press Release 2023: Theo báo cáo DNVVN: Gần 7 trên 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Nam Á khởi nghiệp từ tiền tiết kiệm hoặc hỗ trợ của gia đình và bạn bè


  • Nghiên cứu phát hiện sự cần thiết của giải pháp cải thiện quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Lãi suất cao và trải nghiệm khách hàng không tốt là những lý do khiến DNVVN thay đổi đối tác
EDM-Banner__1_
 
 
Hồ Chí Minh, 10 tháng 10 năm 2023 – Ở Đông Nam Á, khoảng 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) bắt đầu kinh doanh bằng số vốn là tiền tiết kiệm cá nhân hoặc huy động gia đình và bạn bè. Hiện trạng này đặc biệt phổ biến tại Indonesia, Malaysia và Singapore. Phát hiện này được rút ra từ bản báo cáo thực hiện bởi Funding Societies, nền tảng tài chính kỹ thuật số hợp nhất lớn nhất dành cho DNVVN Đông Nam Á.
 
Báo cáo của Funding Societies cũng cho biết, các nguồn vốn khác thường xuất phát từ ngân hàng truyền thống, chiếm 23% và nguồn thay thế như các công ty FinTech, chiếm 7%. Các DNVVN ở Malaysia có khả năng tiếp cận nguồn tài chính yếu nhất từ các ngân hàng truyền thống (17%) và các tổ chức cho vay thay thế (3%). Ngược lại, tại Việt Nam khả năng tiếp cận các nguồn cho vay thay thế cao nhất trong các nước tham gia khảo sát (25%).
 
Nhằm thấu hiểu các DNVVN trong khu vực, Funding Societies, nền tảng tài chính kỹ thuật số hợp nhất dành cho các DNVVN lớn nhất Đông Nam Á, đã thực hiện khảo sát với gần 980 DNVVN trong khu vực. Cụ thể là các doanh nghiệp tại Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, các quốc gia mà công ty đang hoạt động. Tham gia khảo sát bao gồm: các doanh nghiệp siêu nhỏ (74%), chủ doanh nghiệp (63%) và khách hàng của Funding Societies (59%) cũng như những người không phải là khách hàng (41%).
 
Bất chấp đợt suy giảm do đại dịch Covid-19 và những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô gần đây, kinh tế Đông Nam Á vẫn trên đà phục hồi và ít bị tác động hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Nhờ đó mà các tổ chức tài chính truyền thống lẫn công ty tài chính kỹ thuật số có nhiều cơ hội mang lại những giải pháp sáng tạo dành cho DNVVN. Tuy nhiên, có nhiều lựa chọn không đồng nghĩa là việc các DNVVN tiếp cận tài chính dễ dàng hơn.
 
Ông Kelvin Teo, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn Funding Societies, cho biết: “Bản báo cáo đã củng cố niềm tin của Funding Societies về việc cần đơn giản hoá hoạt động tài chính và quản lý dòng tiền để hỗ trợ các DNVVN. Thực tế, nỗ lực này đang được chúng tôi triển khai thông qua giải pháp nền tảng độc quyền Elevate.”
 
Các DNVVN vẫn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng để thực hiện thanh toán, các giao dịch nội địa chiếm đa số và vẫn sử dụng phần mềm kế toán
Chuyển khoản ngân hàng vẫn là phương thức thanh toán phổ biến nhất đối với các DNVVN, trong đó, 90% là các giao dịch thanh toán cho nhà cung cấp và 88% giao dịch nhận thanh toán từ khách hàng. Tuy nhiên, giao dịch tiền mặt vẫn đóng vai trò lớn với:
  • 51% số người được hỏi ở Indonesia thanh toán cho nhà cung cấp và nhận thanh toán từ khách hàng
  • 63% số người được hỏi ở Malaysia nhận thanh toán từ khách hàng
Mặc dù phần lớn các giao dịch với cả khách hàng và nhà cung cấp chủ yếu ở mức độ nội địa, nhưng 20% số người được hỏi cho biết rằng các giao dịch xuyên biên giới rất quan trọng đối với họ. Tâm lý này thấy rõ nhất ở Singapore và Việt Nam, với nhiều giao dịch xuyên biên giới hơn các quốc gia khác.
 
Vay có kỳ hạn là sự lựa chọn hàng đầu của các DNVVN nhằm đảm bảo hoàn thành thanh toán cho nhà cung cấp 
Các khoản vay có kỳ hạn được cho rằng là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất (49%). Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ như ở Singapore, nơi mà thanh toán bằng thẻ (51%) mới là sản phẩm tài chính phổ biến nhất. Còn ở Việt Nam, thanh toán thẻ và sản phẩm quản lý chi phí được ưa chuộng như nhau (đều 49%).
 
Khi tỷ trọgn đóng góp của các sản phẩm tài chính trong hoạt động của các DNVVN, những người tham gia khảo sát cho biết các khoản vay có điều kiện chiếm đa số (41%), trong đó, tại Indonesia và Malaysia con số này lần lượt lên tới 66% và 63%. Mặt khác, các DNVVN ở Singapore lại ưu chuộng thanh toán bằng thẻ tín dụng (33%).
 
Hầu hết các DNVVN được khảo sát đều quan tâm đến các khoản phải trả hơn là các khoản phải thu, đặc biệt là khả năng thanh toán cho nhà cung cấp. Hơn một phần ba số người được hỏi cho biết 2 vấn đề lớn nhất liên quan tới khoản phải trả lần lượt là: khả năng tiếp cận nguồn tài chính (bao gồm các khoản vay và thẻ tín dụng) và thực hiện các khoản thanh toán (đối với nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp không thể cung cấp các tùy chọn thanh toán linh hoạt). Các mối quan tâm khác bao gồm:
  • Giám sát và báo cáo các khoản phải trả
  • Phê duyệt thanh toán
  • Đối chiếu hóa đơn với đơn đặt hàng và biên lai
Singapore là ngoại lệ duy nhất, cho rằng việc nhận thanh toán từ khách hàng là một vấn đề quan trọng hơn.
 
Các phát hiện khác
Tất các những người tham gia khảo sát đều cho biết chi phí lớn nhất của họ là dành cho vận hành (32%) và hàng tồn kho và vật tư (32%). Riêng ở Việt Nam phân bổ ngân sách có sự khác biệt hơn, chi phí lớn thứ nhì dành cho tiền lương của nhân viên.
 
Lãi suất thấp là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định lựa chọn đối tác tài chính  của các DNVVN, đặc biệt là ở Singapore. Báo cáo cũng cho thấy hơn một nửa (62%) DNVVN trong khu vực sẽ tìm kiếm đối tác tài chính mới nếu họ không hài lòng với trải nghiệm khách hàng, nhất là ở Indonesia và Singapore.
 
Báo cáo khu vực Đông Nam Á 2023 về Tài chính kỹ thuật số và hành vi thanh toán của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nghiên cứu về hành vi và thách thức mà các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đang phải đối mặt cũng như cách sử dụng tài chính và thanh toán kỹ thuật số để nắm bắt các cơ hội và gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Đọc toàn bộ báo cáo bằng cách truy cập đường dẫn sau: . Tham khảo Phụ lục để biết những điểm nổi bật của từng quốc gia.